Táo bón kéo dài con sẽ ra sao?
Táo bón là một bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Theo số liệu thống kê từ phòng khám dinh dưỡng và tiêu hóa ở nước ta cho thấy khoảng 1/3 trẻ từ 4 đến 7 tuổi từng bị táo bón, khoảng 5% số học sinh tiểu học bị táo bón kéo dài trên 6 tháng. Táo bón mãn tính phổ biến nhất ở lứa tuổi từ 2 đến 4 tuổi. Đây là giai đoạn mà trẻ tập ngồi bô. 25% trường hợp táo bón diễn ra trong năm đầu tiên.
Thế nhưng nếu táo bón kéo dài và không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ nhỏ.
• Đi tiêu là hoạt động giúp con tống sạch phân ở trong đường ruột ra bên ngoài. Chính vì vậy khi con không đi tiêu được, không tống được chất thải ra bên ngoài nên sẽ cảm thấy bứt rứt khó chịu
• Táo bón kéo dài làm khối phân trở nên rắn và to, con dễ bị nứt kẽ hậu môn. Do đó mỗi lần đi tiêu con cảm thấy căng thẳng, sợ hãi.
• Khi táo bón lâu dài, những chất thải và độc tố không được tống xuất ra bên ngoài mà sẽ tích trữ lâu dài trong đường ruột. Những độc tố này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Táo bón kéo dài làm trẻ đầy bụng, chướng bụng và chán ăn. Lâu dần, việc chán ăn kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, nhẹ cân.
• Và cuối cùng, táo bón kéo dài làm con đầy bụng, chướng bụng, gây chán ăn. Con ăn uống kém lâu dần làm con thiếu chất dinh dưỡng, con có thể bị suy dưỡng dưỡng, chậm tăng cân.
Chính vì vậy, bố mẹ cần theo dõi và quan tâm hoạt động đi tiêu và chế độ dinh dưỡng của con để sớm kịp thời phát hiện tình trạng táo bón và có biện pháp khắc phục khi tình trạng này chỉ vừa mới chớm bắt đầu.
- Bé chậm tăng cân, nguyên nhân từ đâu? (19:04:2023)
- Táo bón ở trẻ: Khi nào cần đi khám? (19:04:2023)
- Bé chậm tăng cân, nguyên nhân từ đâu? (28/06/2021)
- Táo bón kéo dài con sẽ ra sao? (28/06/2021)
- Táo bón ở trẻ: Khi nào cần đi khám? (28/06/2021)